Phỏng vấn xin việc: Chi vượt ngân sách

“Hãy nói về một lần bạn chi tiêu vượt quá ngân sách cho phép.”

Chi tiêu vượt quá ngân sách là một dấu hiệu không tốt. Điều này có thể cho thấy rằng bạn là người thiếu tổ chức, lên kế hoạch không tốt, hoặc không giỏi về tài chính. Do đó khi nghĩ về câu trả lời, bạn hãy đưa ra một lý do tích cực và hợp lý cho quyết định của mình. Dưới đây là một ví dụ về những gì tôi vừa trình bày.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Thương vụ thành công

“Hãy kể cho tôi về một thương vụ thành công của bạn.”

Câu hỏi này cũng giống như câu “Với bạn, một thương vụ thành công có nghĩa là gì?” Bạn có thể thay đổi câu chữ một chút và sử dụng cùng một câu trả lời cho cả hai câu hỏi. Điểm mấu chốt của câu hỏi này là giải thích như thế nào là một thương vụ thành công, và đưa ra một ví dụ tốt về một thương vụ thành công do bạn thực hiện.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Đặt mục tiêu quá thấp

“Hãy kể về một lần bạn đặt ra mục tiêu quá thấp.”

Tôi chưa bao giờ làm việc ở bộ phận kinh doanh, nhưng tôi muốn đưa ra một ví dụ vừa có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn vừa có thể giúp bạn phô diễn điểm mạnh. Hãy nhớ trả lời rõ ràng khi giải thích về trải nghiệm của bạn, và đừng nhận định rằng họ sẽ hiểu tất cả những gì bạn nói. Bạn nên giải thích tình huống của mình theo từng bước.

Continue reading

01Th12/15

Dịch thuật tiếng Nhật giá rẻ, chính xác nhất

Dịch thuật tiếng Nhật hay còn gọi là tiếng Nhật Bản là dịch vụ đưoc Công ty dịch thuật Dịch Tiếng cung cấp với chất lượng cao. Nhật Bản là quốc giaRead More…

Phỏng vấn xin việc: Đặt mục tiêu quá cao

“Hãy kể về một lần bạn đặt ra mục tiêu quá cao.”

Đây cũng là một câu hỏi mà bạn có thể biến câu trả lời thành một trải nghiệm tốt. Tôi sẽ sử dụng câu trả lời giống như cho câu hỏi về lần bạn không hoàn thành công việc đúng hạn. Đây là một ví dụ hay về việc sử dụng cùng một câu trả lời cho nhiều câu hỏi khác nhau bằng cách thay đổi một vài câu nói. Nhưng trước hết, tôi sẽ đưa ra một ví dụ dành cho câu trả lời ngắn gọn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Tiết kiệm tiền cho công ty

“Hãy nói về một lần bạn tìm ra một giải pháp để tiết kiệm tiền cho công ty.”

Đây cũng là một câu hỏi dành cho vị trí quản lý. Nếu không làm quản lý thì nhiều khả năng bạn sẽ không gặp phải câu hỏi này. Nhưng để đề phòng, tôi vẫn sẽ gợi ý cho bạn một số câu trả lời. Nếu vị trí công việc của bạn không thể tiết kiệm một khoản tiền lớn cho công ty, bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới một việc nhỏ nào đó.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Không hoàn thành đúng hạn

“Hãy nói về một lần bạn không hoàn thành công việc được giao đúng hạn.”

Nếu bạn là một nhân viên tốt, thì nhiều khả năng bạn chưa bao giờ trải qua tình huống này. Nhưng nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm thì có thể bạn đã từng trải qua một số tình huống trong đó những yếu tố bên ngoài khiến bạn không thể hoàn thành công việc đúng hạn. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về tính huống này. Nhưng nếu bạn đưa ra ví dụ về một lần hoàn thành công việc không đúng hạn, hãy trình bày rõ ràng lý do vì sao bạn lại không hoàn thành công việc được giao và bạn đã rút ra được bài học gì. Ngoài ra, nếu không nghĩ ra được ví dụ nào, bạn có thể kể về một ví dụ từ thời học đại học. Trong trường hợp đó, bạn hãy khẳng định với người phỏng vấn rằng trong quá trình làm việc của bạn từ trước đến nay, bạn vẫn hoàn thành tất cả các công việc được giao đúng hạn hoặc trước hạn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Tuyển dụng nhân viên

“Hãy kể về một lần bạn tuyển dụng ai đó.”

Nếu bạn đã từng tuyển dụng ai đó, bạn sẽ hiểu rằng mình có thể tuyển một nhân viên tốt hoặc một nhân viên tồi. Nếu đã từng trải qua cả hai tình huống này, bạn có thể hỏi người phỏng vấn xem họ muốn nghe về tình huống nào. Đôi khi câu hỏi sẽ cụ thể hơn, chẳng hạn như hãy nói về lần bạn tuyển dụng một nhân viên tồi. Trong trường hợp đó, bạn không cần phải hỏi. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về cả hai tình huống.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Sa thải nhân viên

“Hãy kể về một lần bạn sa thải ai đó.”

Sa thải nhân viên là một nhiệm vụ khó khăn. Thông thường, bạn sẽ không phải trả lời câu hỏi này trừ phi đó là vị trí quản lý. Bạn nên nhấn mạnh một số điều quan trọng khi trả lời câu hỏi này. Trước hết, bạn phải tỏ ra thật chuyên nghiệp khi sa thải ai đó. Thứ hai, bạn nên nhắc tới quy trình bạn đã thực hiện để đưa ra lý do cho quyết định sa thải của bạn. Tôi sẽ đưa ra ví dụ cho người chưa bao giờ sa thải bất kỳ ai, và một ví dụ cho người đã từng sa thải nhân viên.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quyết định sai lầm

“Hãy kể về một lần bạn đưa ra quyết định sai lầm.”

Câu hỏi này cũng giống như câu hỏi về một lần mắc lỗi. Do đó, trước hết bạn hãy nghĩ xem chúng ta nên học được điều gì. Một trong số những lỗi thường gặp chính là khi người ta đưa ra những nhận định sai. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về một quyết định sai lầm được đưa ra do nhận định sai lầm. Câu trả lời cũng sẽ đề cập tới những gì ứng viên đã học được và quyết định sai lầm đó đã được tận dụng như thế nào để giúp ứng viên làm việc tốt hơn.

Continue reading