Phỏng vấn xin việc: Thông tin về công ty

“What did you hear about us?”

“Bạn đã nghe nói gì về chúng tôi?”

“What do you know about us?”

“Bạn biết gì về chúng tôi?”

“What do you think we do at this company?”

“Bạn nghĩ ở công ty này chúng tôi làm gì?”

Theo cảm nhận của tôi, câu hỏi này không phải là để đánh đố hiểu biết của bạn về công ty. Nó cũng không phải là để kiểm tra xem bạn có nghiên cứu về công ty hay không. Tôi cho rằng câu hỏi này là để tìm ra xem bạn đã biết những điều gì, trước khi họ giải thích điều gì đó về công ty. Bạn nên hiểu rằng nếu bạn là một ứng viên có tiềm năng và đang trả lời tốt phần phỏng vấn, họ sẽ bắt đầu chia sẻ một số điều về công ty để thu hút bạn về với công ty họ. Tuy nhiên, đây cũng hoàn toàn có thể là một câu hỏi kiểm tra kiến thức, vì thế hãy chuẩn bị bằng cách nghiên cứu trước khi tham gia phỏng vấn cho một vị trí nào đó.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công việc của cấp trên

“Would you like to have your boss’s job?”

“Bạn có muốn có công việc của cấp trên của mình không?”

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là có, trừ phi bạn có câu trả lời khác hay hơn. Tuy nhiên, bạn nên nói rõ ràng rằng bạn muốn học hỏi mọi thứ và cuối cùng là được làm việc ở vị trí tương đương. Đừng trả lời như thể bạn muốn đánh cắp công việc của cấp trên, mà là một người sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được vị trí đó.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Việc bất hợp pháp, xử lý ra sao?

khach-hang-phan-doi

“If you’re told to do something that you feel is illegal, what would you do?”

“Nếu bạn được giao một công việc mà bạn cảm thấy là phạm pháp, bạn sẽ làm gì?”

Đây là một câu hỏi đơn giản. Trừ phi bạn đang phỏng vấn để gia nhập một băng nhóm nào đó; nếu không, bạn nên trả lời giống như trong ví dụ của tôi.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Kế hoạch tự rèn luyện

Phỏng vấn xin việc: Kế hoạch tự rèn luyện

giai-phap-giup-ban-tang-hieu-qua-lam-viec-1

“How do you intend to learn what you need to know to perform well for this job?”

“Bạn có ý định học hỏi những điều cần biết để làm tốt công việc này như thế nào?”

Chúng ta đã nhắc tới một câu hỏi tương tự, nhưng ta có thể tận dụng cơ hội này để xem xét một ví dụ khác.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Hòa nhập với đồng nghiệp có kinh nghiệm

Phỏng vấn xin việc: Hòa nhập với đồng nghiệp có kinh nghiệm

“If everyone on the team is a veteran, what will you do to fit in and be a beneficial team member instead of a person who appears to be in training?”

“Nếu tất cả mọi người trong nhóm đều là những người từng trải trong công việc, bạn sẽ làm gì để hòa nhập và trở thành một thành viên có ích cho nhóm thay vì tỏ ra như thể mình vẫn còn đang thực tập?”

generational-diversity-at-work

Thực ra đây là một câu hỏi rất dễ trả lời. Tất cả mọi người đều sẽ có câu trả lời tương tự nhau, vì thực ra bạn không thể làm gì nhiều trong tình huống này. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ về việc chuẩn bị và đọc trước thông tin.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công ty nợ bạn điều gì?

Phỏng vấn xin việc: Công ty nợ bạn điều gì?

“What do you feel an employer owes an employee?”

“Bạn cảm thấy người tuyển dụng nợ người lao động điều gì?”

Mục đích của câu hỏi này chủ yếu là để xem xem bạn mong đợi điều gì ở công ty. Đây là một câu hỏi đơn giản, nhưng bạn nên nhắc tới những gì bạn sẵn sàng bỏ ra để nhận lại những gì bạn mong đợi.

1364176813-co-lap-cong-so

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Ví dụ cụ thể trong công việc cũ

Phỏng vấn xin việc: Ví dụ cụ thể trong công việc cũ

“Give me a specific example at your last position where reduced cost.”

“Give me a specific example at your last position where you made things more efficient.”

“Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể trong công việc cũ khi bạn cắt giảm được chi phí.”

“Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể trong công việc cũ khi bạn cải thiện được hiệu quả công việc.”

ko_tra_loi(1)

Những câu hỏi này rất giống với loại câu hỏi ‘Hãy nói cho tôi biết về …’ Họ muốn được nghe một ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu vị trí của bạn là kỹ sư, bạn sẽ không được hỏi về doanh thu hay chi phí, mà nhiều khả năng câu hỏi sẽ đề cập tới hiệu quả công việc. Trong những câu hỏi trước đây, tôi đã đưa ra ví dụ về cắt giảm chi phí, do đó lần này tôi sẽ nói về việc tăng doanh thu.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vấn đề với công việc hiện tại

“If you have problems or complaints with your current job, why haven’t you brought it to their attention?”

“Nếu có vấn đề hoặc phàn nàn về công việc hiện tại, tại sao bạn không báo cáo với công ty của bạn?”

Nếu người phỏng vấn biết rằng bạn muốn phàn nàn về công việc hiện tại, thì có thể họ sẽ hỏi bạn câu hỏi này. Hãy đảm bảo rằng lời phàn nàn của bạn không hạ thấp hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, thiếu cơ hội làm việc là một lời phàn nàn tốt, nhưng không được tăng lương nhiều lại là một lời phàn nàn không hay. Sau khi đã chọn được lý do tốt, bạn có thể trả lời theo ý đã chọn. Bạn nên trả lời rằng bạn đã nhắc tới điều này vài lần rồi. Như vậy, bạn sẽ tỏ ra là người thành thật.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Lý do thôi việc

“If you’re very happy with your current job, why do you want to leave?”

“Nếu hài lòng với công việc hiện tại, tại sao bạn lại muốn thôi việc?”

Nếu bạn thể hiện rằng mình đang rất hài lòng với công việc hiện tại, thì nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn câu hỏi này. Tôi cũng đã từng trải qua tình huống này và sẽ lấy bản thân ra làm ví dụ. Bạn có thể dùng những lý do khác, nhưng hãy đảm bảo rằng lý do đó không mâu thuẫn với sự hài lòng của bạn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Nếu không thôi việc cũ

“If you don’t leave your current job, what do you imagine you will be doing in several years?”

“Nếu không bỏ việc cũ, bạn nghĩ trong tương lai vài năm tới bạn sẽ làm gì?”

Khi hỏi câu hỏi này, người phỏng vấn muốn tìm hiểu về một số điều. Họ biết rằng bạn đang tìm một công việc khác vì bạn không hài lòng với nơi làm việc hiện tại. Biết rõ điều này, họ muốn tìm hiểu xem bạn sẽ phản ứng ra sao khi cảm thấy không hài lòng với công việc. Hầu hết những người chưa chuẩn bị cho câu hỏi này sẽ đưa ra những câu trả lời chung chung, không gây được ấn tượng. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để đưa ra một câu trả lời hay.

Continue reading