Phỏng vấn xin việc: Ở vị trí cũ, bạn dành bao nhiêu thời gian để …

“In your previous position, how much time did you spend on the phone?”

“In your previous position, how much time did you spend in meetings?”

“In your previous position, how much time did you spend working by yourself?”

“In your previous position, how much time did you spend working in a team?”

“Ở vị trí cũ, bạn dành bao nhiêu thời gian để nói chuyện trên điện thoại?”

“Ở vị trí cũ, bạn dành bao nhiêu thời gian trong các buổi họp?”

“Ở vị trí cũ, bạn dành bao nhiêu thời gian để làm việc độc lập?”

“Ở vị trí cũ, bạn dành bao nhiêu thời gian để làm việc theo nhóm?”

Những câu hỏi này đều phụ thuộc vào loại vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu vị trí đó là vị trí hỗ trợ sản phẩm thì việc nói chuyện điện thoại sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Giả sử vị trí công việc cũ yêu cầu bạn phải làm việc độc lập là chủ yếu, và vị trí bạn đang ứng tuyển yêu cầu bạn phải làm việc nhóm rất nhiều. Như vậy, dù làm việc độc lập rất nhiều, nhưng bạn vẫn nên nhấn mạnh những công việc bạn từng làm theo nhóm. Nếu rơi vào tình huống này, tôi sẽ nói rằng công việc của mình có sự kết hợp của cả hai yếu tố.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Chức vụ của sếp cũ

“What is the title of the person you report to? What responsibilities does he or she have?”

“Chức vụ của quản lý trực tiếp của bạn là gì? Họ đảm nhận trách nhiệm gì?”

Đây là một câu hỏi bẫy dành cho những người tự đặt cho mình chức danh cao hơn thực tế. Người phỏng vấn sẽ phát hiện ra ngay bằng cách hỏi về công việc của người quản lý của bạn. Những người không chuẩn bị cho câu hỏi này sẽ rơi vào bẫy. Giả sử rằng một ứng viên nào đó nói rằng mình đang làm ở vị trí quản lý. Nếu người phỏng vấn hỏi câu hỏi này và ứng viên đưa ra câu trả lời tương tự, thì chắc chắn đã có gì đó không đúng. Tại sao trách nhiệm của bạn và của quản lý của bạn lại giống nhau được? Để chuẩn bị cho câu hỏi này, hãy nhớ trình bày rằng quản lý của bạn đảm nhận những công việc ở cấp cao hơn bạn. Công việc bạn làm nên thể hiện được kỹ năng của bạn, và quản lý của bạn còn phải có trách nhiệm to lớn hơn thế. Như vậy sẽ thể hiện được bạn có vị trí cao ra sao. Trong ví dụ mà tôi đưa ra, vị trí công việc mà tôi đảm nhận là Quản lý Chương trình Nhóm.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Lấy cớ gì khi đi phỏng vấn?

“Where did you tell your boss you were going?”

“Where does your boss think you are?”

“Bạn nói với cấp trên là bạn đi đâu?”

“Cấp trên nghĩ bạn đang đi đâu?”

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Lý do bỏ việc cũ

“Why do you want to leave your current job?”

“Tại sao bạn lại muốn từ bỏ công việc hiện tại?”

Ứng viên rất dễ trả lời sai câu hỏi này. Một số người nói những điều như tôi ghét công việc của mình, tôi ghét công ty, tôi không được coi trọng ở đó, tôi ghét sếp tôi, tôi chán làm việc ở đó, vân vân. Về cơ bản, bất kỳ điều gì tiêu cực đều là lý do sai. Nếu bạn nói điều gì đó tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng cuối cùng bạn cũng sẽ lại rơi vào tình huống đó khi làm việc cho họ. Do đó, tôi khuyên bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực để để lại ấn tượng tốt đồng thời thể hiện những điểm mạnh của bản thân.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Thành tích đáng nhớ

“What were the most memorable accomplishments in your last position?”

“What were the most memorable accomplishments in your last career?”

“Thành tích đáng nhớ nhất bạn đạt được khi ở vị trí công việc cũ là gì?”

“Thành tích đáng nhớ nhất bạn đạt được ở nghề nghiệp cũ là gì?”

Cả hai câu hỏi này đều có thể được trả lời với cùng một câu trả lời. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể sẽ khó nghĩ ra một câu trả lời hay. Ngoài ra, nếu công việc cũ của bạn rất đơn giản hoặc chỉ tuân thủ theo một quy trình đều đều, thì sẽ thật khó để nghĩ về một thành tích đáng nhớ nào đó. Do đó, hãy dành nhiều thời gian để nghĩ về bất kỳ thành tích nào, vì trả lời rằng bạn không có gì để nói chính là câu trả lời sai duy nhất cho câu hỏi này. Một số gợi ý cho bạn: Bạn có tiết kiệm được nhiều tiền cho công ty không? Bạn có đặt ra một quy trình hiệu quả mới và áp dụng nó thành công không? Bạn có phá vỡ kỷ lục bán hàng nào không? Bạn có hoàn thành deadline nào khó khăn không? Bạn có thể sử dụng tất cả những trải nghiệm này để trả lời cho câu hỏi.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Cải thiện quan hệ với quản lý

“What could you have done to improve your relationship with a manager you didn’t like?”

“Bạn có thể làm điều gì để cải thiện mối quan hệ của bạn với một quản lý mà bạn không thích?”

Câu hỏi này có thể được đặt ra tiếp sau câu hỏi về quản lý tốt. Trong trường hợp của tôi, tôi không hề biết đó là một quản lý tồi cho tới khi tôi chuyển sang làm việc dưới quyền một quản lý khác. Dưới đây là một số câu trả lời chung mà bạn có thể sử dụng để thể hiện tính chuyên nghiệp.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quản lý tồi

“Tell me about the worst manager you ever had.”

“Hãy kể về quản lý tồi nhất mà bạn từng có.”

Cũng giống như việc học hỏi từ một quản lý tốt, bạn cũng nên học hỏi từ những quản lý tệ. Khi trình bày lý do vì sao quản lý của bạn lại làm không tốt, hãy nói rõ rằng bạn đã rút ra bài học để không làm việc như họ.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quản lý tốt

“Tell me about the best manager you ever had.”

“Hãy kể về quản lý tốt nhất mà bạn từng có.”

Câu hỏi này chủ yếu muốn tìm hiểu xem bạn coi trọng điều gì ở một nhà quản lý. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là giải thích một chút về người quản lý và liệt kê những điều mà bạn coi trọng ở họ. Bạn cũng nên nói thêm rằng mình đã học được cách trở thành một quản lý tốt nhờ kinh nghiệm của bạn khi làm việc với người quản lý đó.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Công việc ưa thích

“What was your favorite job?”

“Công việc ưa thích của bạn là gì?”

Tôi chưa bao giờ gặp phải câu hỏi này, nhưng tôi biết một số người đã gặp. Như vậy có nghĩa là ít nhất bạn cũng nên suy nghĩ về nó một chút để bạn có thể nghĩ ra một câu trả lời hay. Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là chọn một công việc giống với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu một người đang ứng tuyển vào vị trí phân tích tài chính nói rằng công việc ưa thích của họ là nhân viên kinh doanh, thì câu trả lời đó về cơ bản là vô dụng và không có bất kỳ hiệu quả gì. Thay vào đó, bạn nên nói rằng bạn thích công việc marketing mà bạn từng làm, vì bạn có đam mê với công việc đó và thực sự ưa thích nó. Rất nhiều ứng viên đã trượt vòng phỏng vấn vì thiếu nhiệt tình. Do đó, bạn hãy cho họ thấy rằng bạn yêu thích công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Triết lý quản lý

“What is your management philosophy?”

“Triết lý quản lý của bạn là gì?”

Đây cũng là một câu hỏi chỉ dành cho cấp quản lý hoặc cao hơn. Bạn có thể trả lời ngắn gọn hoặc chi tiết, song ít nhất câu trả lời của bạn phải nổi bật trong số các ứng viên. Hãy nghĩ về một điều mà bạn thường làm với tư cách một quản lý mà bạn cho rằng đó là một triết lý hay.

Continue reading