Phỏng vấn xin việc: Tuyển dụng nhân viên

“Hãy kể về một lần bạn tuyển dụng ai đó.”

Nếu bạn đã từng tuyển dụng ai đó, bạn sẽ hiểu rằng mình có thể tuyển một nhân viên tốt hoặc một nhân viên tồi. Nếu đã từng trải qua cả hai tình huống này, bạn có thể hỏi người phỏng vấn xem họ muốn nghe về tình huống nào. Đôi khi câu hỏi sẽ cụ thể hơn, chẳng hạn như hãy nói về lần bạn tuyển dụng một nhân viên tồi. Trong trường hợp đó, bạn không cần phải hỏi. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về cả hai tình huống.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Sa thải nhân viên

“Hãy kể về một lần bạn sa thải ai đó.”

Sa thải nhân viên là một nhiệm vụ khó khăn. Thông thường, bạn sẽ không phải trả lời câu hỏi này trừ phi đó là vị trí quản lý. Bạn nên nhấn mạnh một số điều quan trọng khi trả lời câu hỏi này. Trước hết, bạn phải tỏ ra thật chuyên nghiệp khi sa thải ai đó. Thứ hai, bạn nên nhắc tới quy trình bạn đã thực hiện để đưa ra lý do cho quyết định sa thải của bạn. Tôi sẽ đưa ra ví dụ cho người chưa bao giờ sa thải bất kỳ ai, và một ví dụ cho người đã từng sa thải nhân viên.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quyết định sai lầm

“Hãy kể về một lần bạn đưa ra quyết định sai lầm.”

Câu hỏi này cũng giống như câu hỏi về một lần mắc lỗi. Do đó, trước hết bạn hãy nghĩ xem chúng ta nên học được điều gì. Một trong số những lỗi thường gặp chính là khi người ta đưa ra những nhận định sai. Tôi sẽ đưa ra ví dụ về một quyết định sai lầm được đưa ra do nhận định sai lầm. Câu trả lời cũng sẽ đề cập tới những gì ứng viên đã học được và quyết định sai lầm đó đã được tận dụng như thế nào để giúp ứng viên làm việc tốt hơn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quyết định đúng đắn

“Hãy kể về một lần bạn đưa ra quyết định đúng đắn.”

“Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn tìm ra cách giải quyết một vấn đề nào đó.”

Câu hỏi này dễ hơn một chút so với câu hỏi về sai lầm. Bạn nên nói rõ vì sao đó lại là một quyết định đúng đắn và ý nghĩa của quyết định đó phải được trình bày rõ ràng. Tôi cũng muốn dùng câu hỏi này như một ví dụ về kỹ năng trả lời nhiều câu hỏi. Tôi sẽ dùng cùng một câu trả lời cho cả hai câu hỏi nói trên. Đó là một quyết định đúng đắn, và tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề. Sẽ rất vất vả nếu bạn có ý định chuẩn bị cho mọi câu hỏi phỏng vấn trên đời này. Hãy nghĩ về những kinh nghiệm đáng kể nhất và sử dụng chúng trong nhiều câu hỏi khác nhau. Trong trường hợp người phỏng vấn hỏi hai câu hỏi mà bạn chỉ có một câu trả lời, bạn sẽ buộc phải nghĩ ra một câu trả lời khác. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước một vài câu trả lời khác nhau.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Một lần mắc lỗi

Loại câu hỏi “Hãy nói với tôi về …” được rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng. Nó hiệu quả hơn các câu hỏi khác vì nó yêu cầu một câu trả lời đến từ kinh nghiệm. Nếu bạn không có một kinh nghiệm cụ thể nào đó cho một trong số những câu hỏi dạng này, hãy tự nghĩ ra. Bạn nên chuẩn bị từ trước, vì bạn sẽ không thể sáng tạo ra một câu chuyện ngay trong quá trình phỏng vấn được. Như vậy câu chuyện sẽ rất khó tin. Cuối cùng, bạn nên biết rằng một số câu hỏi sẽ không xuất hiện khi phỏng vấn cho một số loại công việc nhất định. Chẳng hạn, nếu vị trí bạn muốn đảm nhiệm không phải là vị trí quản lý, thì có lẽ người phỏng vấn sẽ không hỏi bạn về một lần bạn tiết kiệm tiền cho công ty. Hoặc nếu bạn không làm ở mảng kinh doanh, bạn sẽ không bị hỏi về một lần thực hiện được thương vụ lớn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

“Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”

Tôi không biết câu hỏi này có phổ biến hay không, nhưng tôi được biết có rất nhiều người dùng câu hỏi này. Trong tất cả những bài phỏng vấn tôi từng tham gia, tôi chưa bao giờ gặp phải câu hỏi này, cũng chưa bao giờ hỏi câu hỏi này trong những lần phỏng vấn người khác. Tuy nhiên, có rất nhiều người hỏi câu hỏi này, do đó bạn rất nên chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Để trả lời, bạn cần phải biết chính xác họ đang tìm kiếm điều gì. Khi có được thông tin này, hãy kết hợp nó với những điểm mạnh của bạn. Điều này sẽ khẳng định rằng bạn hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn làm việc tại vị trí này. Điều thứ hai và là điều quan trọng hơn, bạn cần phải nổi bật hơn những người khác cùng phỏng vấn vào vị trí này với bạn. Tôi sẽ đưa ra hai ví dụ cho câu trả lời chi tiết, một cho người có nhiều kinh nghiệm, và một cho sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Mạo hiểm

“Bạn là người thích mạo hiểm hay bạn thường tránh xa những rủi ro?”

Câu hỏi này cũng phụ thuộc vào vị trí công việc. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, tôi nghĩ rằng một người thích mạo hiểm sẽ là ứng cử viên sáng giá hơn. Nếu bạn quyết định trả lời rằng mình là người mạo hiểm, thì bạn nên giải thích vì sao, cùng với đó là cách bạn đối phó với rủi ro.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Phản ứng trước vấn đề phát sinh

“Bạn thuộc loại nào? Một người giỏi lường trước vấn đề, hay một người giỏi xử lý vấn đề?”

Đây là một câu hỏi khó, vì cả hai lựa chọn đều khá tốt. Lời khuyên của tôi là trả lời dựa theo vị trí mà bạn đang muốn xin vào làm. Chẳng hạn, nếu bạn đang xin vào làm vị trí nhà phân tích hoặc quản lý cấp cao, thì kỹ năng lường trước một vấn đề sẽ có ích cho công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn xin làm y tá hay nhân viên phòng cấp cứu, thì kỹ năng phản ứng trước vấn đề sẽ có lợi hơn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Áp lực công việc

“Bạn có làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực không?”

Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là ‘có’. Chịu được áp lực công việc là một kỹ năng tốt. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu bạn trả lời rằng bạn có thể làm việc dưới áp lực không khác gì so với khi không có áp lực, thì người phỏng vấn sẽ cảm thấy ấn tượng hơn. Có điều bạn sẽ phải giải thích bằng lời nói rằng vì sao như vậy lại tốt hơn. Dưới đây là một số câu trả lời của tôi.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Ra quyết định

“Bạn đưa ra các quyết định quan trọng như thế nào?”

Có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi này, và nếu bạn có một phương pháp hợp lý để ra quyết định, thì đó có thể sẽ là câu trả lời hợp lý. Một trong số những câu trả lời mà tôi nghĩ ra là không ngại phải hỏi quản lý của bạn. Bạn có thể tiếp tục mở rộng câu trả lời đó bằng cách nói rằng ngay cả những người giỏi nhất cũng cần được chỉ dẫn, và bạn luôn muốn học hỏi thêm. Do đó, về cơ bản đây có thể là một câu trả lời hay, nhưng phụ thuộc vào vị trí công việc, bạn có thể sẽ làm tốt hơn với một câu trả lời tương tự như các ví dụ dưới đây.

Continue reading