Phỏng vấn xin việc: Phản ứng trước thay đổi

“Bạn phản ứng ra sao trước thay đổi?”

“Bạn có giỏi xử lý tình huống trước những thay đổi không?”

Xử lý những thay đổi là điều thường gặp ở nơi làm việc. Một câu trả lời ‘có’ đơn giản sẽ là không đủ để gây ấn tượng với người phỏng vấn. Đây cũng là một loại câu hỏi mà tất cả mọi người đều có câu trả lời như nhau. Dĩ nhiên tất cả mọi người đều sẽ khẳng định rằng mình phản ứng rất tốt trước thay đổi. Bạn sẽ phải truyền đạt cho người phỏng vấn hiểu rằng bạn thực sự xử lý các thay đổi rất tốt. Dưới đây là một số ví dụ để bạn tham khảo.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Quản lý thời gian

“Bạn có quản lý tốt thời gian của mình không?”

“Bạn quản lý thời gian của mình tốt như thế nào?”

Câu hỏi thứ nhất dễ hơn một chút. Câu hỏi thứ hai khó hơn vì nó yêu cầu bạn phải đưa ra một ví dụ. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cho câu hỏi thứ hai, và bạn có thể dùng ví dụ đó cho câu hỏi thứ nhất.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Khi nào thì bạn thiếu tổ chức?

“Bạn có tổ chức ở mảng nào, thiếu tổ chức ở mảng nào?”

Đây là một cách hỏi khác của câu hỏi vừa rồi. Câu hỏi này tốt hơn một chút vì nó yêu cầu bạn xác định một lĩnh vực nào đó mà trong đó bạn thiếu tổ chức. Bạn cần phải nhấn mạnh phần câu trả lời nói về những lĩnh vực mà bạn có tổ chức. Nếu bạn thực sự là người biết tổ chức công việc, thì sẽ rất khó để bạn có thể nghĩ ra một lĩnh vực nào đó mà bạn thiếu tổ chức. Do đó, suy nghĩ trước về câu trả lời sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Bạn có phải là người có tổ chức không?

“Bạn có phải là người có tổ chức không?”

Bạn có thể cho rằng câu hỏi này thật ngu ngốc. Bản thân tôi cũng thấy vậy. Tất cả mọi người đều sẽ nói rằng họ là người có tổ chức. Ai sẽ thừa nhận điều ngược lại chứ? Bạn nên biết rằng tất cả mọi người sẽ nói những điều giống nhau. Hãy cố gắng tỏ ra sáng tạo hơn với câu trả lời của bạn. Bạn có thể tận dụng những câu hỏi kiểu này để gây ấn tượng bằng một câu trả lời sáng tạo. Hoặc, nếu bạn không sáng tạo, thì cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là bằng một ví dụ. Một câu chuyện sẽ đáng tin và dễ nhớ hơn. Bạn hoàn toàn có thể tỏ ra hài hước một chút để khiến cho câu trả lời của mình tạo được ấn tượng sâu đậm hơn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Ý nghĩa của thất bại

“Đối với bạn, thất bại có ý nghĩa gì?”

Câu hỏi này khá đơn giản. Tôi không nhận thấy có nhiều câu trả lời đúng cho lắm, nên tôi gợi ý cho bạn như sau. Bạn có thể tin vào một trong hai điều dưới đây. Thứ nhất, bạn tin rằng thất bại là không đạt được mục tiêu dù gì đi chăng nữa. Hoặc thứ hai, bạn có thể tin rằng thất bại chỉ là khi không học được điều gì từ chính thất bại đó. Tôi tin vào điều thứ hai, nhưng bạn không nhất thiết phải tán thành với tôi.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Ý nghĩa của thành công

“Đối với bạn, thành công có ý nghĩa gì?”

Bạn có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Loại câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay sai. Mọi câu trả lời đều đúng. Do đó, câu trả lời tốt nhất chính là khả năng nghĩ ra một câu trả lời hay của bạn. Hoàn thành dự án đúng hạn hay một điều gì đó tương tự sẽ chỉ là một câu trả lời tầm thường. Bạn có thể trả lời như vậy, nhưng hãy bổ sung thêm chi tiết gì đó cho hay hơn. Dưới đây là một số ví dụ.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Thay đổi tính cách bản thân

“Nếu bạn có thể thay đổi một khía cạnh trong tính cách của bạn, thì điều đó sẽ là gì và tại sao?”

Đây là một cách hỏi khác của câu hỏi về điểm yếu. Bạn có thể đưa ra câu trả lời tương tự, trừ phi một người phỏng vấn hỏi bạn cả hai câu này. Để trả lời câu hỏi, hãy nghĩ về một người mà bạn tôn trọng, và một nét tính cách của họ mà bạn rất thích. Tôi từng có một người quản lý rất kiên nhẫn và giải thích mọi thứ rất cẩn thận. Tôi rất thích nét tính cách này, nên tôi sẽ lấy nó làm ví dụ để đưa ra câu trả lời chi tiết. Nhưng trước hết, hãy xem xét một số câu trả lời ngắn gọn.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Trong 5 năm tới

“Bạn muốn mình sẽ ra sao sau 5 năm?”

“Bạn nghĩ mình sẽ làm gì sau 5 năm tới đây?”

Câu hỏi này tương tự như câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn, nhưng bạn nên trả lời nó hơi khác một chút. Dưới đây là một số ví dụ.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Mục tiêu dài hạn

“Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”

Câu hỏi này được đặt ra nhằm xác định xem ứng cử viên tỏ ra nghiêm túc tới mức nào đối với sự nghiệp của mình. Một số người có thể không xác định được mục tiêu dài hạn của mình, và một số người có thể đặt ra mục tiêu là trở nên giàu có và nghỉ hưu sớm. Đó là những câu trả lời sai đối với câu hỏi này. Bạn sẽ muốn đưa ra một câu trả lời tham vọng một chút để thể hiện rằng bạn yêu nghề đã chọn. Một người phỏng vấn sẽ tìm kiếm những yếu tố tiềm ẩn phía sau những câu trả lời này và xem xem người được phỏng vấn liệu sẽ trở thành một nhân viên chăm chỉ hay một nhân viên bình thường. Hãy mô tả một cách chi tiết và vươn tới một mục tiêu lớn – người phỏng vấn sẽ muốn nghe một câu trả lời như vậy.

Continue reading

Phỏng vấn xin việc: Mục tiêu ngắn hạn

“Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?”

Câu hỏi này phụ thuộc chủ yếu vào vị trí hiện tại của bạn trong sự nghiệp. Một người với 5 năm kinh nghiệm sẽ có mục tiêu ngắn hạn khác với một người không có kinh nghiệm làm việc. Tôi sẽ đưa ra ví dụ cho cả hai trường hợp. Nhưng trước hết, dưới đây là một số ví dụ về câu trả lời ngắn gọn để bạn tham khảo.

Continue reading